Các loại gạch không nung thông dụng

Còn gạch không nung dùng nguyên liệu hỗn hợp chủ yếu cát xi măng hay đá vụn trộn đều có thể để khô tự nhiên hay sử dụng hấp không sử dụng than đốt. Gạch không nung chia làm nhiều loại và được gọi tên riêng dựa vào đặc điểm viên gạch cũng như cách thức sản xuất viên gạch đó.

Gạch không nung tự nhiên và gạch papanh:

Sản xuất với nguyên liệu từ xỉ than, vôi bột và ít xi măng trộn đều bằng máy hoặc thủ công, gạch không nung papanh được đóng bằng tay hoặc máy công suất nhỏ với áp suất độ nén thấp. Gạch papanh có cường độ chịu lực kém, khả năng hút nước cao, hiện nay gạch papanh dùng lát vỉa hè được sản xuất dây chuyền hiện đại có khả năng chịu lực tốt hơn.

Gạch không nung xi măng cốt liệu hay còn gọi là gạch block:

Sản xuất với nguyên liệu từ xi măng và một số thành phần như mạt đá sạch, cát đen, xỉ than nhiệt điện, cát vàng, phế thải công nghiệp.

Với khả năng chịu lực tôt nhất trong các loại gạch không nung (trên 80kg/cm2) tỉ trọng cũng lớn nhất (trên 1900kg/m3) đối với gạch đặc nhưng vẫn nhỏ hơn so với gạch đất nung.

Gạch không nung xi măng cốt liệu được chính phủ khuyến khích sử dụng  và ưu tiên phát triển do đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kỹ thuật, không gây ô nhiễm môi trường và tiết kiệm chi phí xây dựng như dễ sử dụng dùng vữa như gạch nung mà tốc độ xây dựng nhanh hơn nhiều.

Diện tích đất xây dựng ngày càng thu hẹp, các chung cư là điều tất yếu, sử dụng gạch không nung xi măng cốt liệu là tất yếu do khả năng chịu lực hơn hẳn mang lại độ chắc chắn cho công trình. Một công trình yêu cầu cường độ chịu lực 80kg/cm2 với gạch không nung xi măng cốt liệu chỉ cần dùng gạch lỗ 1400kg/m3 là đã vượt 100kg/cm2 trong khi gạch đất nung cần gạch đặc 1800kg/m3 vừa nặng hơn mà chịu lực kém hơn chưa kể các vấn đề như chịu nhiệt và cách âm.

Gạch không nung bê tông nhẹ hoặc siêu nhẹ:
Về cơ bản có hai loại gạch bê tông nhẹ là gạch bê tông bọt và gạch bê tông khí chưng áp được sử dụng nhiều trong các công trình dân sinh hoặc sửa chữa cơi nới nhà do đặc điểm nhẹ.

Gạch không nung bê tông bọt sản xuất với nguyên liệu là xi măng, tro bay từ các nhà máy nhiệt điện, cát mịn kèm phụ gia tạo bọt, hỗn hợp tạo bọt được trộn riêng rồi phối với nguyên liệu còn lại. Hỗn hợp này được đóng khuôn thủ công rồi qua quá trình để khô tự nhiên thường là 30 ngày để quá trình bê tông hóa cùng khô tự nhiên làm viên gạch đạt chuẩn có thể sử dụng, sau khi đạt tiêu chuẩn gạch bê tông bọt có cường độ nén là 3-4 Mpa, khối lượng 700kg/m3. Do phơi khô tự nhiên sử dụng sân bãi diện tích lớn cần ánh sáng và thời tiết khô ráo cũng như tưới nước để tránh nứt vỡ nên gạch bê tông bọt phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết mặc dù máy móc có thể vận chuyển đến nơi xây dựng để sản xuất tại chỗ.

Do quá trình trộn hỗn hợp bọt với nguyên liệu cùng để khô tự nhiên, kèm tro bay nên nếu không đạt chuẩn gạch bê tông bọt chịu lực kém hơn bê tông khí chưng áp nếu cùng trọng lượng, quá trình đóng khuôn thủ công và phụ thuộc vào thời tiết nên sản lượng không cao và nhiều lúc không đảm bảo tiến độ công trình.

Gạch không nung bê tông khí chưng áp AAC (Autoclaved Aerated Concrete) hay còn gọi là gạch nhẹ hay gạch siêu nhẹ được sản xuất với nguyên liệu là nước, xi măng, đá vôi, thạch cao, cát vàng, bột nhôm, chất tạo khí. Công nghệ sản xuất gạch bê tông khí được phát minh ở Thụy điển vào năm 1924 được sử dụng ở Châu Âu hơn 80 năm, Viễn đông và trung đông hơn 40 năm, Châu úc và châu mỹ hơn 20 năm, các nước Singapore, Thái lan, Indonexia, Malayxia từ năm 1990.

Khi hỗn hợp nguyên liệu được trộn đều nhôm sẽ phản ứng với vôi và nước tạo thành khí rồi được chuyển vào khuôn tạo hình cắt hình dạng theo ý muôn, sau đó gạch được đưa vào nồi hấp khí chưng áp trông 12h. Trong nồi hấp khí chưng áp Ca(OH)2 phản ứng với cát thạch anh tạo thành hydrat silicat canxi với cấu trúc tinh thể cường độ cao, sau khi gạch ra khỏi nồi hấp có thể sử dụng luôn.

Gạch không nung bê tông nhẹ (gạch siêu nhẹ, gạch nhẹ) có trọng lượng bằng 1/2 hay 1/3 so với gạch đất nung do kết cấu khí chiếm 80% thể tích viên gạch đó là lý do nó có thể nổi trên mặt nước, cách âm vượt trội và cách nhiệt hay chống cháy tốt. Do bề mặt viên gạch khá mịn nên khi xây xong tường thường không phải trát vữa mà bả sơn luôn.

Về độ chịu lực của gạch không nung bê tông bọt với gạch bê tông khí nếu có cùng cường độ chịu lực (Mac) gạch bê tông bọt nặng 1000kg thì bê tông khí chưng áp là 800

Gạch bê tông nhẹ được sử dụng khá nhiều ở các công trình dân sự xây nhà hay xây thêm tầng.

Nguồn: VLXD.org