Gạch granite là gì? Ưu & nhược điểm của gạch granite trong cuộc sống

Gạch granite là vật liệu ốp lát khá phổ biến và quen thuộc hiện nay. Sản phẩm đã được sử dụng trong nhiều công trình lớn nhỏ. Vậy thành phần cấu tạo và những ưu nhược điểm của vật liệu này như thế nào? Cùng Hafuco tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Gạch granite là gì

 

Gạch Granite Là Gì?

 

Thực tế chúng ta đã khá quen thuộc với vật liệu gạch granite. Thậm chí có nhiều người nhầm tưởng đây là vật liệu được xẻ ra từ các phiến đá tự nhiên. Tuy vậy đây là hiểu biết chưa đúng về sản phẩm này.

Gạch granite là một dòng vật liệu nhân tạo tương tự như một số loại gạch men ở trên thị trường. Dòng vật liệu cũng khá phong phú và đa dạng về kích thước, kiểu dáng và mẫu mã.

 

#1. Thành Phần Cấu Tạo

Theo thông tin đưa ra từ những nhà sản xuất gạch granite có tiếng trên thị trường hiện nay. Thành phần cấu tạo của vật liệu ốp lát này bao gồm:

  • Tràng gạch: Chính là bột đá và có thể chiếm tới 70%.
  • Đất sét: Chiếm khoảng 30%.
  • Chất phụ gia: Có chất liệu đồng nhất từ đáy lên đến bề mặt nên được gọi là gạch đồng chất. Hay còn được gọi với tên gọi khác là gạch porcelain.

 

Thành phần cấu tạo gạch granite

 

#2. Kích Thước

Thực tế quá trình sử dụng cho thấy dòng vật liệu có kích thước tương đối đa dạng. Thật khó để có thể đưa ra một con số cụ thể về chiều dài hoặc độ dày của sản phẩm này. Tuy nhiên về cơ bản thì 2 kích thước phổ biến nhất hiện nay là 800 x 800 (mm) và 600 x 600 (mm).

Về kích thước độ dày, tương ứng với 2 kích thước chiều dài và chiều rộng viên gạch ở trên sẽ có 2 kích thước độ dày là 15 – 20 (mm) và 15 – 22 (mm).

 

Đặc Điểm Nổi Bật Của Gạch Granite

 

Trong quá trình sử dụng, vật liệu cho thấy nhiều ưu điểm nổi bật. Vì thế không khó để nhận ra số lượng công trình sử dụng loại vật liệu này đang ngày càng tăng lên rõ rệt.

 

#1. Ưu Điểm

Ưu điểm nổi bật của dòng vật liệu được nhiều khách hàng đánh giá cao. Trong đó có thể kể tới một số tính chất nổi bật như sau:

  • Độ bền màu cao: Trong quá trình sử dụng, màu của sản phẩm sẽ được trộn vào cùng với cốt liệu nên không bị phai màu theo thời gian sử dụng.
  • Không bong tróc: Độ bóng của gạch đạt được trong quá trình mài mòn nên hầu như không bị bong tróc trong quá trình sử dụng.
  • Cường độ chịu lực: Xương gạch được nén chặt. Nhờ vậy giúp gạch tăng khả năng chịu lực và chịu tác động của áp lực bên ngoài.

 

Đặc điểm nổi bật của gạch granite

 

#2. Nhược Điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm về chất lượng khi sử dụng. Tuy nhiên bên cạnh đó dòng vật liệu vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Trong số đó có thể kể tới việc gạch không bị thấm nước và có thể gây ra hiện tượng đọng từng giọt nhỏ trên bề mặt. Điều này gây ra tình trạng đổ mồ hôi rất khó chịu.

Biện pháp khắc phục tình trạng này là gia chủ có thể sử dụng một lớp xỉ than, lát bên phía dưới của nền nhà trước khi đổ bê tông và ốp lát. Lớp xỉ hấp thụ hơi ẩm sẽ hạn chế tối đa tình trạng tích tụ độ ẩm trên nền nhà.

Hạn chế thứ 2 là gạch thường có các kích thước lớn tờ 60 x 60 cho tới 100 x 100. Hiện tại có khá ít mẫu gạch granite với các kích thước từ 30 x 30 tới 40 x 40. Do vậy việc thi công gạch tại những không gian nhỏ thường khá khó khăn.

 

Quy Trình Sản Xuất Gạch Granite

 

Quy trình để cho ra đời một sản phẩm gạch hoàn chỉnh được thực hiện qua các công đoạn mô phỏng trong hình vẽ sau.

Các bước chi tiết được chuyên gia cho biết là:

  • Thực hiện việc nghiền mịn cốt liệu, sau đó tiến hành pha màu và sấy thành bột.
  • Tiếp tục đến công đoạn tạo hình trên máy ép sau đó sấy khô.
  • Đem vật liệu đi nung ở điều kiện nhiệt độ cao từ 1200 tới 1220 độ C.
  • Hoàn thiện công đoạn sản xuất và chuyển sang bước đóng gói, cung ứng sản phẩm trên thị trường.

 

Quy trình sản xuất gạch granite

 

Cách Nhận Biết Gạch Granite Chất Lượng

 

Dòng vật liệu rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên để có thể nhận biết được đâu là sản phẩm chất lượng thì không phải ai cũng biết. Thực tế trên thị trường vẫn còn tồn tại nhiều dòng sản phẩm chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng chưa cao. Do vậy khi mua và sử dụng các sản phẩm này, bạn cần lưu ý như sau:

  • Quan sát độ dày mỏng của từng viên gạch. Thông thường gạch chất lượng kém sẽ được hình thành từ những nguyên liệu nội địa. Thời gian nung hoặc nhiệt độ nung không đảm bảo đúng kỹ thuật. Vì thế gạch có thể không có xương trạch. Khi ấy gạch thường mỏng và nhiều viên không đều.
  • Quan sát màu sắc: Những sản phẩm kém chất lượng thường có màu mờ nhạt, hoa văn kém sắc nét, gạch nhanh chóng bị xỉn màu.
  • Theo dõi xuất xứ, ngày xuất và số lô:  Những thông số cơ bản này sẽ giúp khách hàng biết chính xác nguồn gốc của sản phẩm. Điều này nhằm hạn chế tối đa tình trạng hàng giả và hàng nhái.

 

Ứng Dụng Của Gạch Lát Nền Granite

 

Hiện nay, gạch lát nền granite đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó có thể kể tới một số lĩnh vực phổ biến nhất như sau:

  • Trang trí mặt bàn bếp, quầy bar, bàn ăn: Nhờ đặc tính không thấm nước nên ứng dụng này của sản phẩm là phổ biến nhất.

 

Gạch granite trang trí mặt bàn bếp

 

  • Gạch ốp lát cầu thang: Sử dụng vật liệu để trang trí cầu thang mang tới tính thẩm mỹ nổi bật cho công trình.

 

Gạch granite ốp lát cầu thang

 

  • Trang trí ngoại thất, hàng rào.
  • Ốp lát sàn nhà và nền nhà: mang tới sự sang trọng và ấn tượng.

 

Gạch Granite ốp lát sàn nhà

 

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết trả lời cho câu hỏi gạch granite là gì? Hy vọng bài viết sẽ mang tới những hiểu biết cần thiết khi khách hàng cần tìm kiếm thông tin về dòng vật liệu ốp lát này.