Khi xây dựng công trình của riêng của mình, gia chủ nào cũng muốn sở hữu cho mình một kiến trúc đẹp, chất lượng và chi phí phù hợp. Chính vì thế ngay từ khâu chọn lựa vật liệu xây dựng như thép, gạch xây, đất, đá, xi măng,… như thế nào đã được gia chủ kỹ lưỡng lựa chọn. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu về các loại gạch xây phổ biến nhất trên thị trường, được nhiều gia chủ lựa chọn để xây nên công trình của mình. Hy vọng qua bài viết này gia chủ sẽ hiểu hơn về các loại gạch trên thị trường hiện nay từ đó có thêm những lựa chọn gạch xây nhà loại nào tốt phù hợp với gia đình mình để sở hữu một công trình đẹp, chất lượng như ý muốn.
Gạch xây nhà loại nào tốt nhất nhất hiện nay
Ngày nay, với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào công nghiệp sản xuất, các công ty sản xuất gạch đã cho ra đời rất nhiều mẫu mã gạch với hình dạng và kích thước khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu của chủ nhà. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn 3 loại gạch xây phổ biến và được ưa chuộng nhất thị trường hiện nay. Đó là gạch đất nung, gạch không nung và gạch tàu. Hi vọng qua bài viết, quý gia chủ có hiểu và đưa ra được lựa chọn loại gạch xây phù hợp nhất cho công trình của mình.
1. Gạch đất nung
Gạch đất nung hay còn gọi là gạch đỏ, gạch Tuynel đã được ra đời từ rất lâu. Gạch thường được làm bằng cách lấy đất sét được đào lên trộn với nước và nhồi nhuyễn. Sau khi đất sét được nhồi nhuyễn thì tiếp công đoạn đưa vào khuôn (bằng máy hoặc thủ công) để tạo hình thành viên gạch.
Đất sét sau khi được tạo hình sẽ đem phơi hoặc sấy cho khô. Gạch được phơi khô sẽ chuyển đến công đoạn cuối là đưa vào lò nung. Gạch sẽ được nung nhiều tiếng đồng hồ sau khi chuyển sang màu đỏ nâu sẽ được lấy ra và để nguội. Tuy quá trình sản xuất gồm nhiều giai đoạn nhưng vì được áp dụng công nghệ tiên tiến, nên gạch đất nung nhìn chung là có giá thành rẻ, được ứng dụng rộng rãi. Dù vậy, gạch đất nung cũng có một số hạn chế: quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, cách âm – cách nhiệt kém, khả năng chống thấm không cao.
Dưới đây là những loại gạch đất nung phổ biến được sử dụng nhiều trong thi công xây dựng hiện nay
1.2 Gạch đất nung đặc
Gạch đặc có kích thước trung bình khoảng chiều dài 220x chiều rộng 105 dày 55mm). Khối lượng 2- 2.5kg/vên. Gạch đặc được chia làm 3 loại, chất lượng giảm dần A1, A2, B. Với những hạng mục công trình yêu cầu độ chịu lực cao như hồ nước, hầm móng, bể phốt.. thì gạch đặc là một trong những lựa chọn hàng đầu với khả năng chịu lực cũng như thấm tốt.
Bên cạnh đó những công trình hướng đến vẻ đẹp cổ kính, pha nét đẹp công nghiệp thì gạch đặc sẽ là lựa chọn lý tưởng mang lại thẩm mỹ cao cũng như độ bền chất lượng nhất.
Ưu điểm của gạch đất nung đặc là chắc chắn, khả năng chịu lực cao với khả năng chống thấm nước tốt cũng như tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên có nhược điểm là giá thành hơi cao, có trọng lượng nặng làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
1.2. Gạch 2 lỗ (gạch thông tâm)
Gạch thông tâm có kích thước viên gạch chiều dài 220 x chiều rộng 105 x dày 55mm), có 2 lỗ vì thế hay gọi là gạch 2 lỗ, màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm.
Gạch 2 lỗ thường được sử dụng trong thi công những vị trí không chịu lực hoặc không có yêu cầu về chống thấm cao. Tường ngăn phòng hay những mẫu nhà cấp 4 thường sử dụng những loại gạch này nhằm tiết kiệm chi phí. Tường bao ngoài có thể kết hợp gạch rỗng hoặc đặc.
Ưu điểm của gạch 2 lỗ là nhẹ hơn do có lỗ, khả năng cách âm, cách nhiệt rất tốt đáp ứng được những công trình xây dựng. Loại gạch này phù hợp với nhiều loại công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp vừa tiết kiệm thời gian và chi phí cho chủ nhà.
Nhược điểm là không dùng để chịu lực, chống thấm kém, nếu dùng làm tường bao hoặc tường vệ sinh bề mặt thường bị ẩm mốc vì thế ở những vị trí này nên cân nhắc việc sử dụng gạch 2 lỗ.
1.3. Gạch 4 lỗ
Những việc gạch đỏ 4 lỗ có kích thước chiều dài 190 x chiều rộng 80 x dày 80 (mm). Có 4 lỗ giữa viên gạch, gạch có màu đỏ nhạt hoặc đỏ đậm. Gạch 4 lỗ được dùng nhiều ở những công trình có tường dày 100mm hoặc những công trình thi công xây dựng nhà cao tầng.
Ưu điểm của những loại gạch này đó là nhẹ nên tiến độ xây dựng nhanh, tiết kiệm sức lực tốt hơn. Gạch 4 lỗ có giá thành phải chăng tiết kiệm chi phí hiệu quả nên đây được xem là một trong những loại gạch được sử dụng nhiều nhất.
Nhược điểm của gạch này chính là khả năng chống thấm và chịu lực không cao nên thường được sử dụng làm xây tường ngăn phòng. Mặt khác do nhiều lỗ nên khả năng cách âm, cách nhiệt cũng tương đối hạn chế.
1.4. Gạch 6 lỗ (gạch Tuynel)
Gạch 6 lỗ hay còn được gọi là gạch Tuynel là loại gạch có nhiều lỗ thông tâm, có kích thước chiều dài 220 x chiều rộng 105 x dày 150mm. Gạch có màu đỏ nhạt và màu đỏ đậm đặc trưng của gạch đỏ. Gạch đỏ rỗng 6 lỗ thường được sử dụng thi công xây tường nhà.
Ưu điểm của gạch 6 lỗ đó là trọng lượng nhẹ nên quá trình thi công nhanh chóng, tiết kiệm sức lực cũng như giảm áp lực lên công trình móng nhà. Chi phí của gạch này cũng tương đối tốt, không quá cao.
Nhược điểm là khả năng chống thấm và chịu lực kém. Khi tiến hành bắt vít treo TV, điều hòa, kệ tủ.. cần chú ý cẩn thận khi khoan tường.
2. Gạch không nung
Gạch không nung hay gạch block được làm từ xi măng, là một loại gạch mà sau quá trình định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước… mà không cần qua nhiệt độ, không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của những viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng.
Gạch không nung được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, từ những công trình phụ trợ nhỏ đến các công trình kiến trúc cao tầng. Chủng loại sản phẩm đa dạng nên ứng dụng được cho nhiều hạng mục thi công, từ xây tường, lát nền, kè đê đến trang trí. Gạch không nung được đánh giá là loại vật liệu thân thiện với môi trường. Gạch không nung được xem là một trong những loại gạch được sử dụng nhiều trong thi công xây dựng hiện nay với giá thành rẻ. Thời gian thi công xây dựng những loại gạch này cũng trở nên nhanh hơn, bảo vệ môi trường. Dù vậy, gạch không nung cũng có nhược điểm là chưa xử lý triệt để khi cần chống thấm, chống dột.
Lời khuyên: Đối với những công trình nhà ở gia đình không nên dùng gạch này, chờ cải tiến công nghệ. Các công trình đặc thù có thể dụng gạch này như cần nhẹ, quán ăn, công trình tạm…
Gạch không nung được phân chia thành 2 loại cơ bản như sau:
2.1. Gạch nhẹ chưng áp (gạch AAC)
Gạch bê tông khí chưng áp còn gọi là gạch AAC là một loại gạch siêu nhẹ, kết cấu bê tông với đa số các bọt khí nhỏ.
Gạch AAC được sản xuất từ vật liệu xi măng, vôi, cát nghiền minh, nước và chất tạo khí. Các vật liệu được trộn đều theo những tỉ lệ nhất định và định hinh bằng khuôn thép. Các viên gạch AAC bắt đầu đông kết, phản ứng sinh khí tạo ra các lỗ rỗng kín làm cho hỗn hợp bê tông trương nở và có khối lượng thể tích thấp.
Sau khi gạch được lấy ra khỏi khuôn sẽ đưa vào thiết bị chưng áp và những viên gạch thành phẩm từ đó ra đời được đưa vào trong thi công xây dựng.
Ưu điểm của gạch nhẹ chưng áp là cách nhiệt tố, cách âm rất ổn và hơn hết là trọng lượng nhẹ mang lại đồ bền và chịu lực tốt giảm tải trọng lên ngôi nhà.
Loại gạch này nữa đó là kích thước lớn nên thời gian thi công nhanh chóng hơn rất nhiều. Đa dạng về kích thước, mẫu mã nên dễ dàng lựa chọn.
Nhược điểm là khả năng thấm hút hạn chế có thể gây cản trở đối với những công trình kiến trúc cổ điển có nhiều góc cạnh, dễ sinh nứt tường do hiện tượng co giãn nhiệt không tốt….
2.2. Gạch bê tông bọt
Gạch bê tông bọt được làm từ nguyên liệu và cách sản xuất đơn giản hơn nhiều so với những loại gạch chưng áp AAC. Trọng lượng của gạch màu chỉ bằng một nửa gạch thông thoáng với kích thước 100x200x400mm. Loại gạch này thường được sử dụng để thi công tường ngăn, nền hoặc kệ để đồ,…
Gạch này có ưu điểm trọng lược nhẹ, thi công nhanh, giá thành rẻ nên tiết kiệm được nhiều chi phí và có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, rất thân thiện với môi trường cũng như sức khỏe con người. Tuy nhiên gạch này có nhược điểm chống thấm còn rất kém.
3. Gạch tàu
Tương tự như gạch đất nung truyền thống, gạch tàu cũng được làm từ đất, nung ở nhiệt độ cao, tạo thành phẩm có màu đỏ nâu, dạng viên mỏng để phù hợp với ứng dụng chuyên lát sàn. Gạch sử dụng công nghệ lò nung tuynel hiện đại nên chất lượng gạch đồng đều, không bị lệch màu, kích thước và hình dáng đạt chuẩn với kích thước thông thường là 30×30 và 40×40.
Từ lâu, gạch đỏ là vật liệu xây dựng truyền thống, gần gũi với đời sống của người dân. Công trình ốp lát loại gạch màu đỏ cũng đánh giá cao về giá trị của ngôi nhà. Màu sắc của gạch tàu bắt mắt tự nhiên, tạo cảm giác gần gũi cho người nhìn.
3.1. Gạch tàu chống trơn, chịu lực
Gạch đỏ được sản xuất theo quy trình kiểm định nghiêm ngặt nên bề mặt gạch có độ nhám nhất định, đảm bảo chống trượt và hạn chế rêu bám trong những ngày mưa dầm hay thời tiết nồm ẩm đặc trưng của Việt Nam.
3.2. Màu sắc tự nhiên, hình dáng đa dạng
Màu sắc của dòng gạch này hoàn toàn là do quá trình nung đất sét mà ra chứ không sử dụng sơn hay chất tạo màu nhờ vậy hạn chế bay màu dù sử dụng ở ngoài trời. Các hoa văn trên bề mặt gạch cũng đa dạng, có thể tạo ra nhiều kiểu gạch khác nhau, ứng dụng vào bất kỳ công trình nào để tăng tính thẩm mỹ độc đáo.
3.3. Gạch tàu chống nóng phù hợp khí hậu Việt Nam
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hè thì nắng nóng lên đến 40 độ còn đông lại mưa lạnh ẩm ướt kéo dài, gạch tàu được sản xuất ở nhiệt độ cao có khả năng chóng nóng tốt, giúp hạn chế ảnh hưởng do thời tiết làm hư hại nền nhà nhanh chóng
Vì vậy gạch đỏ được tin dùng cho đến ngày nay, dù có rất nhiều loại gạch hiện đại khác xuất hiện nhưng chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp hình ảnh gạch tàu lát nền ở nhiều công trình kiến trúc cổ như đình chùa, phủ, miếu. Nhiều người còn đặt tên cho loại gạch này là “gạch đông ấm hè mát”.
3.4. Gạch tàu giá rẻ
Tùy theo kích cỡ, chủng loại mà giá gạch tàu sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dòng gạch này có giá tương đối rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau trên thị trường.
Kinh nghiệm giúp bạn lựa chọn gạch xây dựng chất lượng tốt
Dưới đây chúng tôi chia sẻ một số kinh nghiệm, mẹo nhỏ để gia chủ có thể lựa chọn được những viên gạch có chất lượng tốt tránh phải mua phải hàng kém chất lượng để bạn có thể tham khảo.
Viên gạch cần có các góc cạnh sắc nét, vuông vắn.
Đập vỡ 1 viên gạch, nếu vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ thì đây là loại gạch có chất lượng kém, bạn nên chọn loại nào khi đập vỡ không có mảnh vụn quá nhiều.
Đập mạnh 2 viên gạch với nhau, nếu âm thanh phát ra dứt khoát, đanh và trong trẻo thì rõ ràng đây là những viên gạch có chất lượng rất tốt.
Làm rơi viên gạch với độ cao khoảng 1m, nếu gạch tốt chắc chắn nó sẽ không bị vỡ hoặc chỉ bị mẻ nhỏ.
Ngoài ra có thể ngâm viên gạch trong nước 24h sau đó cân lại viên gạch sau khi ngâm. Nếu viên gạch nặng thêm 15% thì không nên chọn loại gạch này vì độ giãn nở không đảm bảo yêu cầu trong xây dựng.
Đó là một số kinh nghiệm giúp gia chủ phân biệt và lựa chọn được một viên gạch tốt chất lượng, tuy nhiên trong thi công xây dựng không đơn giản là chọn một viên hay số lượng ít mà dễ dàng kiểm tra thay vào đó là số lượng rất nhiều vì thế bạn nên tìm đến những địa chỉ cung cấp uy tín với chi phí phù hợp để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Chúng tôi hiểu rằng việc xây dựng một công trình là một công việc hệ trọng vô cùng phức tạp từ khâu chuẩn bị vật liệu, nhân công đến xin giấy phép.. nên việc lựa chọn một đơn vị chuyên nghiệp, uy tín để tư vấn sẽ đảm bảo một công trình đẹp, chất lượng tiết kiệm chi phí và thời gian không phải lo lắng quá nhiều.
Công ty TNHH sắt thép xây dựng Minh Đức chúng tôi là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệp trong việc tư vấn và cung cấp cho khách hàng những loại gạch xây dựng sao cho phù hợp tính thẩm mỹ của công trình mà vẫn đảm chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất cho khách hàng. Hãy liên hệ ngay tới hotline 0936.252.539 để được tư vấn miễn phí nhé.